Ban công là nơi thư giãn lí tưởng và góp phần tạo nên nét đẹp đặc biệt cho ngôi nhà. Nhưng nó sẽ không giữ mãi được vẻ đẹp ấy nếu bạn không cải tạo ban công.
Ban công là phần không gian được thiết kế nhô ra ngoài so với căn nhà. Ở vào vị trí đó, chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến đổi thất thường của thời tiết. Điều đó dẫn đến những thay đổi trực quan xấu xí của ban công. Để có thể tiếp tục tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bạn cần cải tạo ban công. Dưới đây, Econy tổng hợp một số thông tin để giúp bạn tân trang lại không gian ban công nhà mình.
Ban công không thể mãi mãi cứ xanh tươi bên cạnh sự tàn phá khốc liệt của thời gian. Chúng sẽ bị mài mòn, xuống cấp dần, thậm chí lâu ngày có thể dẫn đến nguy hiểm. Kết cấu chịu lực của toà nhà giảm, những tấm bê tông cốt thép bị rạn nứt, ngay cả những ban công bằng gỗ truyền thống nằm trên dầm trần mở rộng cũng có tuổi thọ nhất định.
Nếu thiệt hại chỉ xuất hiện bề ngoài trên các lan can như bong tróc sơn thì chúng cũng vẫn cần được cải tạo. Bởi nó tạo điều kiện cho sắt, thép han gỉ và gây mất thẩm mỹ cho ban công. Lan can gỗ sẽ có nguy cơ nấm mốc, mối mọt.
Mục lục bài viết
Điểm yếu trên ban công
Ban công ngày nay chủ yếu được xây dựng từ bê tông cốt thép. Chúng lại ở vào vị trí thường xuyên phải hứng chịu những cơn nắng, cơn mưa. Nước mưa chảy vào ban công lâu ngày sẽ ngấm xuống sàn gây ra các vết nứt. Đặc biệt đối với những ban công không được thiết kế độ dốc ra ngoài thì nước còn ngấm vào tường, vào nhà. Hoặc độ dốc ban công không đủ để nước thoát nhanh khi mưa lớn.
Thiệt hại bề ngoài cho ban công
Tuy nhiên, nếu thiệt hại chỉ xảy ra ở bề ngoài thì chúng ta có thể dễ dàng cải tạo như sơn sửa, chống thấm bề mặt, thiết kế hệ thống thoát nước nhất là ở cửa ban công tiếp giáp với phòng.
Cải tạo ban công
Bước 1: Kiểm tra chất nền và chuẩn bị cho việc cải tạo ban công
– Loại bỏ sàn cũ trên ban công ngoại trừ phần bê tông, làm sạch bề mặt bê tông.
– Kiểm tra bề mặt rò rỉ, quan sát xem nước mưa có ngấm ở những nơi nhất định không.
Bước 2: Vá bê tông trên ban công
– Lát nền ban công với vữa và bay, chú ý độ dốc của mặt sàn.
– Sơn lót và bảo quản mặt sàn.
Bước 3: Lát nền ban công
– Có thể ốp gạch hoặc gỗ cho nền ban công.
Ốp gạch cho ban công giúp che các vết nứt và khiến sàn sạch sẽ, thoáng mát. Vật liệu gạch để ốp bàn công phải chịu được sương giá và biến động nhiệt độ lớn.
Bạn cũng có thể cải tạo ban công bằng việc thay thế sàn cũ bằng sàn gỗ. Sàn gỗ có đặc điểm không thấm nước, thoáng khí, bề mặt bền vững, chịu được thời tiết.
Tiếp theo, bạn hãy tô điểm cho ban công nhà mình bằng cây, hoa và các đồ dùng cần thiết nhé!
Trồng hoa, chậu cây nhỏ trên ban công
Cải tạo ban công không thể thiếu việc trồng cho mình một vài chậu cây, hoa nhỏ để mang không khí thiên nhiên vào nhà. Tại đây, bạn nên trồng những loại cây nhỏ hoặc hoa leo vừa giúp không gian thoáng mát vừa tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Thiết kế bàn ghế gọn gàng, ấn tượng
Ban công là khu vực thường có diện tích không lớn nên bạn lưu ý lựa chọn, sắp xếp các đồ vật thật gọn gàng và thuận tiện cho sử dụng nhé. Nếu muốn một bộ bàn ghế phục vụ cho việc ngồi ăn sáng hoặc nhâm nhi ly trà thì bạn có thể chọn bộ bàn ghế nhỏ gọn, bàn ghế gấp hoặc ghế chữ L kê sát tường.
Bố trí nguồn sáng thích hợp
Bạn có thể lắp đặt cửa nhôm kính bên ngoài vừa giúp bảo vệ ban công vừa để lấy ánh sáng tự nhiên hoặc khi cần che mưa, che nắng. Nếu bạn thường xuyên sử dụng không gian này vào ban đêm thì nên lắp thêm đèn chùm hoặc đèn lồng, nến. Bạn hãy lắp chúng ở những vị trí nghệ thuật để có được một không gian ban công lãng mạn.
>>> Tham khảo ngay: https://trangtribancong.vn/ngat-ngay-voi-nhung-mau-ban-cong-kieu-phap/
Cải tạo ban công, bạn không chỉ xử lí những thiệt hại hiện tại mà còn ngăn chặn những nguy cơ phá hoại tiếp theo. Cải tạo ban công đẹp là cơ hội để bạn làm mới bộ mặt cho ngôi nhà của mình. Bạn hãy dành chút thời gian để cải tạo, chăm sóc ban công nhà mình thường xuyên hơn nhé. Nếu cần bất kì sự hỗ trợ hãy để Econy giúp bạn.
Liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẢNH QUAN XANH ECONY
MST: 0108356682
Hotline: 0914 989 362
Văn Phòng : Số 9/306, Đường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Kho, Xưởng : số 112, ngõ 171 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội