Với tính thẩm mỹ cao, độ bền ấn tượng cùng kết cấu linh hoạt, ban công sắt là sự lựa chọn số một cho không gian nhà ở hiện đại. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, công trình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vậy nên nếu bạn yêu thích ban công sắt thì đừng bỏ lỡ bài viết sau từ Trang Trí Ban Công để có lựa chọn sáng suốt nhất cho riêng mình.

Ban công sắt, xu thế không mới nhưng chưa bao giờ hạ nhiệt

doc-ngay-neu-ban-muon-lua-chon-ban-cong-sat-cho-ngoi-nha-cua-minh-3

Nếu bạn quan tâm đến lịch sử kiến trúc châu Âu, chắc không thể không biết đến những ban công sắt vốn làm nên phong cách Pháp. Từ nhiều thế kỷ trước, bỏ qua nhiều loại vật liệu anh em, người dân châu Âu đã ưu á lựa chọn sắt khi thiết kế ban công nhà ở hay những công trình tên tuổi.

Ngày nay, sự phát triển của nhịp sống mới vẫn không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của những chiếc ban công sắt ngày nào để hôm nay, ta biết đến chúng với hàng loạt phong cách khác nhau, từ cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại. Sự tồn tại của ban công sắt thách thức sự sàng lọc khắt khe của các nguyên tắc kiến trúc, đủ để chúng ta khẳng định rằng đây là xu thế không mới, thậm chí rất cũ nhưng chưa bao giờ hạ nhiệt khi thi công các công trình công cộng và dân dụng.

Những ưu điểm và hạn chế của ban công sắt

Ưu điểm

doc-ngay-neu-ban-muon-lua-chon-ban-cong-sat-cho-ngoi-nha-cua-minh-2

Sự phổ biến của ban công sắt hiện nay phần lớn là do chúng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể là:

  • Độ bền cơ học, sức chịu lực cao, đảm bảo độ an toàn và chắc chắn
  • Tính thẩm mỹ cao, tạo ra nét thanh thoát đặc trưng cho ban công nhà ở
  • Khả năng uốn dẻo tốt, giúp tạo ra những đường cong, hoa văn đa dạng; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
  • Tạo ra những khe hở hợp lý, góp phần làm cho không gian nhà ở thêm thoáng đãng
  • Chi phí thiết kế và thi công không quá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình
    >>> Tham khảo ngay: Bạn sẽ được hưởng lợi gì từ ban công đẹp

Hạn chế

doc-ngay-neu-ban-muon-lua-chon-ban-cong-sat-cho-ngoi-nha-cua-minh-1

  • Sắc nhọn, dễ gây nguy hiểm khi va đập, tiếp xúc. Chính vì thế, khi dùng lan can sắt, người ta thường bọc phía trên bằng gỗ để bảo đảm an toàn
  • Nếu không được sơn hay mạ kim loại bền (kẽm…), ban công sắt dễ bị mài mòn theo thời gian do quá trình ôxi hóa

Một số lưu ý khi thiết kế, lắp đặt ban công sắt

doc-ngay-neu-ban-muon-lua-chon-ban-cong-sat-cho-ngoi-nha-cua-minh

Vai trò chủ chốt của lan can sắt là che chắn, làm thành hàng rào bảo vệ cho con người khi đứng trên cao. Chính vì thế, độ cao của lan can cũng như khoảng cách giữa các thanh song phải đảm bảo nguyên tắc an toàn: chiều cao lan can từ 1,1 m trở lên, khoảng cách giữa các thanh song tối đa là 10 cm để giảm thiểu nguy cơ cho trẻ nhỏ.

Thêm nữa, dù bạn yêu thích mẫu ban công đẹp sắt nào thì cũng phải đặt chúng trong công trình chung. Nghĩa là phải đảm bảo sự hài hòa với không gian tổng thể của nhà ở. Tránh trường hợp nhà được thiết kế theo phong cách Á Đông nhưng ban công sắt lại thiết kế cầu kỳ kiểu Pháp hoặc ngược lại.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng công trình và khắc phục những hạn chế của ban công sắt, ngoài tính thẩm mỹ chúng ta còn cần lưu tâm đến độ an toàn, độ bền vật liệu. Hãy ưu tiên những vật liệu sắt có phủ thêm lớp sơn hay kim loại chống gỉ để đảm bảo độ chắc chắn và bền đẹp của công trình theo thời gian.

Trên đây là những điều cần biết về ban công sắt mà Econy đã tổng hợp được từ kinh nghiệm chuyên môn của mình. Sau cùng, bạn vẫn quyết định lựa chọn ban công sắt khi thi công nhà ở chứ? Chúc bạn có được câu trả lời phù hợp và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của Econy, trân trọng!

 

 

 

 

 

Share and Enjoy !

Shares