Trồng dâu tây ở ngay ban công nhà bạn vừa để trang trí ban công đẹp vừa cung cấp trái cây cho gia đình. Trồng dâu tây ở ban công không hề khó đâu nhé. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Trang Trí Ban Công sẽ chia sẻ tất tật những bí kíp trồng sai quả.

1. Chọn chậu thích hợp

Loại chậu thích hợp để trồng là loại chậu dài để dễ cho việc lên luống nhỏ, tuy nhiên tùy vào diện tích và thiết kế ban công nhà bạn mà có thể chọn cách trồng trong chậu hay trồng trên giỏ cho đẹp mắt. kinh-nghiem-trong-dau-tay-cho-nhieu-qua-o-ban-cong-1

Chậu trồng dâu tây phải có đường kính tối thiểu là 20cm và có Lỗ thoát nước, chậu nhỏ hơn không thể trồng được dâu tây, tốt nhất nên trồng vào thùng xốp có đục lỗ thoát nước.

Để trồng dâu tây trên ban công bạn có 2 lựa chọn là trồng bằng hạt hay trồng bằng cây con mua về, trồng bằng hạt thì việc ươm mầm mất thời gian và phức tạp hơn nên chúng ta mua cây con về trồng. Chú ý chọn giống cây có sức khỏe tốt, chọn những dâu gốc to khỏe, lá xanh không sâu bệnh. Nên chọn giống dâu tây chịu nhiệt tốt, thích hợp khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

kinh-nghiem-trong-dau-tay-cho-nhieu-qua-o-ban-cong-1

Chọn cây giống khỏe, gốc to, lá xanh tươi.

2. Thời tiết, khí hậu, đất trồng

Đất trồng dâu, bạn cần sử dụng loại đất tơi xốp, không vón cục, giàu chất dinh dưỡng. Không lấy đất ở những khu vực ô nhiễm.

Bước trộn đất là quan trọng nhất: Trộn đều 40% phân mục với 60% đất tơi xốp ( Phân chuồng hoai mục mua ở các  cửa hàng bán cây cảnh)
Nếu không có phân mục thì thay  thế bằng Xơ dừa hoặc Trấu hun. Lưu ý là không nên trộn thêm phân hóa học vì có thể làm rễ cây bị nóng dẫn đến tình trạng rễ bị cháy hoặc hư, thối.

3. Trồng dâu tây

Khi cây mới mua về bạn cần chuyển từ bịch ươm sang khay, chậu trồng nên chuyển nhẹ nhàng. Giai đoạn này rễ cây có thể bị đứt làm cây mất nước 2-3 ngày đầu có thể cây sẽ có hiện tượng héo rũ. Bạn cần tưới nước đầy đủ cho cây ngày 2 lần sáng tối, và che nắng. Sau 2-3 ngày rễ bám đất, cây sẽ phục hồi dần.

Đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời quá 5h/ ngày.

Nước tưới hàng ngày là nước  vo gạo. Tưới này 2 lần vào buổi sáng và chiều.kinh-nghiem-trong-dau-tay-cho-nhieu-qua-o-ban-cong-1

1 tuần bổ sung NPK 1 lần bằng cách pha loãng tưới Xa gốc không nên tưới trực tiếp vào cây. Ban cần tưới phân vào sáng sớm hoặc chiều khi tắt nắng hẳn. Nếu tưới phân cho dâu tây khi trời nắng, cây sẽ bị ảnh hưởng như héo úa hoặc có thể bị chết.

Chống sâu bệnh cho dâu bằng cách pha mù tạt (wasabi) của Nhật lọ 30gr với 15 lít nước pha với nước lã và xịt 1 tuần 1 lần, xịt vào khi trời nắng không có mưa. Khi thấy cây không có sâu bệnh thì có thể lâu lâu vài tuần mới xịt 1 lần”.

4. Cắt tỉa lá, ngó

Khi cây có hoa và quả nhỏ cần tỉa bớt lá đi chỉ để 4-5 lá, để cây tập chung nuôi quả. Việc tỉa bớt lá cũng góp phần giảm sâu bệnh cho cây.

Sau khoảng 2 tháng dâu sẽ cho trái, đây là lúc bạn được chiêm ngưỡng những quả dâu tây do chính bạn trồng rồi đó.kinh-nghiem-trong-dau-tay-cho-nhieu-qua-o-ban-cong-1

==> Xem thêm: Cách trồng cà chua trên ban công

 

 

 

 

Share and Enjoy !

Shares