Thiết kế, trang trí ban công hiện đang được nhiều người quan tâm nhằm biến không gian mở này thành một nơi nghỉ ngơi đích thực. Tuy nhiên đa số chúng ta lại quên mất việc thiết kế lan can ban công sao cho đúng quy cách, vừa đảm bảo an toàn vừa mang tính thẩm mỹ và để tránh mắc phải những sai lầm này, bạn hãy note lại những lưu ý sau nhé!

Lựa chọn chất liệu cho lan can ban công

thiet-ke-lan-can-ban-cong-nhu-the-nao-la-thong-minh

Lan can ban công là nơi bảo vệ con người, nhất là trẻ em khỏi rủi ro khi đứng ở khu vực này. Chính vì thế, vật liệu làm lan can phải tạo được sự vững chắc mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ban công. Hiện nay có rất nhiều vật liệu được ứng dụng để làm lan can như: kính cường lực, inox, sắt, gỗ, gạch xây,… Mỗi loại đều có vẻ đẹp riêng và phù hợp với từng phong cách kiến trúc khác nhau nhưng dù lựa chọn của bạn là gì, hãy lưu ý đến kết cấu của từng loại vật liệu cũng như cách kết nối của các chi tiết để lan can bảo đảm an toàn tuyệt đối cho gia đình nhé!

Chiều cao của lan can

thiet-ke-lan-can-ban-cong-nhu-the-nao-la-thong-minh-1

Tại các tòa chung cư hoặc nhà cao tầng ý nghĩa bảo vệ của lan can ban công lại càng rõ ràng do khoảng cách, độ cao chênh lệch so với mặt đất. Vậy trong trường hợp này, lan can ban công có độ cao bao nhiêu là hợp lý và đúng tiêu chuẩn hiện nay? Làm thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ, nét hài hòa với tổng thể mà không làm mất đi sự an toàn của công trình?

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05 : 2008/BXD “Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe” do Bộ Xây dựng ban hành của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học…: từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao lan can tối thiểu là 1.4m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải có cấu tạo khó trèo và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá cứng nhắc bởi thiết kế kiến trúc đòi hỏi phải sáng tạo, tùy từng điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, tùy từng vị trí cũng như yêu cầu sử dụng để đưa ra giải pháp thiết kế ban công phù hợp. Hiện nay chiều cao của ban công với những tòa nhà dưới 9 tầng đang không được thống nhất và theo tiêu chuẩn, thường trung bình nằm trong khoảng 1m đến 1.1m.

Thiết kế lan can ban công sao cho hài hòa với tổng thể kiến trúc

thiet-ke-lan-can-ban-cong-nhu-the-nao-la-thong-minh-2

Trước khi quyết định thiết kế lan can ban công, bạn cần xem xét tổng thể kiến trúc của ngôi nhà. Thiết kế lan can nếu không ăn nhập gì với kiến trúc ngôi nhà thì vừa tốn kém chi phí, lại mất thẩm mỹ.. Chẳng hạn nếu ngôi nhà bạn thiết kế chủ đạo là kính cường lực thì lan can cũng nên làm bằng kính để tạo nên nét hài hòa. Hãy tưởng tượng nhé! Giữa không gian toàn kính lại chễm chệ 1 khối bê tông che chắn tại ban công, quả là thảm họa phải không?

 Khi thiết kế lan can ban công, bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên. Ngôi nhà có ánh sáng tự nhiên vào trong theo phong thủy sẽ có vượng khí tốt, giúp điều hòa âm dương, lưu giữ hòa khí gia đình và tăng cường vận tài. Nếu ban công có diện tích nhỏ, lựa chọn vật liệu kính cường lực là sáng suốt, không những đón được ánh sáng tự nhiên mà giúp giải phóng tầm nhìn khiến ban công trở nên rộng rãi hơn.

Ngoài ra, tông màu của lan can cũng là điều nên chú ý. Bạn nên sử dụng màu sáng như trắng hoặc xanh nhạt giúp không gian trở nên thoáng đãng. Hơn nữa, tông màu sáng này cũng hài hòa với màu xanh của cây hay màu hồng, đỏ của những khóm hoa  trồng trên ban công.

Trên đây là 3 lưu ý trong việc thiết kế lan can ban công sao cho hợp lý nhất. Qua bài viết chúng tôi mong rằng bạn sẽ hài hòa được thiết kế kiến trúc và sự an toàn cho gia đình. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về trang trí ban công và thiết kế ban công đẹp tại những bài viết khác của chúng tôi. Econy xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share and Enjoy !

Shares